Có gì mới?
  • Bạn có những câu chuyện thầm kín nhưng không biết kể với ai, bạn buồn phiền vì chuyện tình cảm, gia đình, cuộc sống. Hãy chia sẻ tâm sự của bạn với cộng đồng cú đêm nhé. Không ai có thể biết bạn là ai bởi vì Cú Đêm không cần bất kì thông tin cá nhân nào của bạn. NGHIÊM CẤM SPAM QUẢNG CÁO.

Tuyển Tập Truyện Ngắn Của “Võ Tòng Đánh Mèo” Hài Hước Nhất

  • Thread starter Fizz
  • Ngày gửi
  • Replies 8
  • Views 160

Fizz

Cú Đêm Member
Tham gia
17/8/21
Bài viết
349
Lượt thích
253
Điểm
63
Nơi ở
Runeterra
Nghe nói Võ Tòng Đánh Mèo là một nhà văn sáng tác truyện trào phúng nổi tiếng trên một diễn đàn đầu hàng công nghệ VN gọi tắt là V**.
Thế mà gần đây mình mới biết tới ông này nhờ mấy clip hài quảng cáo trên facebook. Ghé qua page thấy khá nhiều những mẩu truyện ngắn trào phúng bựa bựa phản ánh các hiện tượng đời sống xã hội khá hay nên bê về Cú Đêm cho anh em đọc giải trí.


Tòng bắt đầu gõ tác phẩm đầu tiên vào năm 2012, đến nay, vậy là cũng đã tròn 10 năm viết lách, à nhầm, gõ lách. Tòng thấy cái từ “lách” dùng cho mình quá chuẩn, vì hồi ấy, ngày đi làm công ty, tối về hầu hạ vợ con, có được đàng hoàng mà ngồi viết đâu, trên công ty toàn phải “lách” cái lúc sếp đi vắng, rảnh việc, về nhà lại “lách” lúc vợ con đã ngủ, không còn ai la rầy, sai vặt, mới ngồi gõ được. Cũng chẳng biết chính xác trong 10 năm ấy Tòng đã viết được bao nhiêu truyện, nhưng chắc chắn khoảng từ 500 đến 600 gì đó.

Trong 500 - 600 truyện ấy, có những truyện rất tệ, nhưng cũng có những truyện rất hay. Các cụ bảo: đẹp tốt khoe ra, xấu xa đậy lại. Tòng đương nhiên không muốn các bạn đọc những bài nhảm nhí, nhạt nhẽo, tệ hại của mình mà chỉ muốn độc giả được thưởng thức những truyện xuất sắc nhất thôi. Đó là lý do Tòng xuất bản bộ sách gồm tuyển tập những truyện hay nhất, được nhiều like nhất của Tòng trong suốt 10 năm theo nghề.
Bộ sách bao gồm 3 cuốn:
Cuốn 1: “Tuyển tập truyện bựa hay nhất”
Cuốn 2: “Tuyển tập truyện trào phúng hay nhất (tập 1)”
Và cuốn thứ 3, là cuốn Tòng vừa mới xuất bản xong, còn nóng hổi, mang tên: “Tuyển tập truyện trào phúng hay nhất (tập 2)”. (Đặc biệt trong cuốn thứ 3 mới xuất bản này có cả những truyện được chọn ra từ các cuốn “Cười rồi khóc, khóc rồi cười”, “Chí Phèo và Facebook”, “Từ trong nhà ra ngoài ngõ”, “Chuyện tào lao của Tòng” - Những cuốn sách đã hết hàng và không tái bản lại nữa).

CẮN 1 MIẾNG KHOAI

Lão Hạc đưa củ khoai lang lên mồm, không cắn ngay mà cứ day day, mút mút, lôi ra đút vào, trông không đứng đắn chút nào, xong lão chửi: “Mất dạy!”. “Cụ chửi tôi à?” - Ông giáo vừa bóc khoai vừa hỏi lại. “À không! Tôi chửi Putin chứ! Nga và U-cờ-zai-lạ là láng giềng tốt của nhau, vậy mà hắn nỡ đem quân sang đánh, thế có khác nào ông giáo cầm đòn gánh sang oánh lão Hạc tôi không?”. Ông giáo cắn 1 miếng khoai: “Chuyện bên Tây, kệ cụ nó đi, à nhầm, cụ kệ nó đi!”. Lão Hạc cắn 1 miếng khoai: “Kệ sao được! Nó sẽ tạo tiền đề cho những thằng hàng xóm ngỗ ngược khác được đà bắt nạt các nước láng giềng nhỏ bé”.

Rồi cắn miếng khoai nữa, lão Hạc giọng chua chát: “Đàm phán Nga - U-cờ-zai-lạ thất bại rồi ông giáo ạ!”. Ông giáo cắn 1 miếng khoai: “Chả liên quan đến chúng ta”. Lão Hạc cắn 1 miếng khoai: “Đàm phán thất bại nghĩa là chiến tranh sẽ tiếp tục. Tức là giá ga sẽ tăng, tôi sẽ phải chuyển sang dùng than tổ ong. Mà phổi tôi, do hút thuốc lào nhiều năm, giờ thủng lỗ chỗ như cái quần xơ-liếp lưới rồi, thêm khói than tổ ong nữa thì liệu còn ngồi đây ăn khoai với ông giáo thêm được mấy mùa? Rồi xăng cũng tăng theo! Lớp dạy thêm của ông giáo học sinh đều đi xe máy, xăng tăng, chúng nghỉ hết, ông giáo vỡ mồm. Rồi 20-11 hay lễ tết, phụ huynh dắt xe ra định đi biếu quà, xăng cao quá, họ quay xe, không đi nữa, ông giáo vêu mõm. Thế mà ông giáo bảo chả liên quan đến chúng ta?”.

Rồi cắn miếng khoai nữa, lão Hạc giọng xót xa: “FIFA cấm Nga dự World Cup đấy ông giáo ạ!”. Ông giáo cắn 1 miếng khoai: “Thì đã sao?”. Lão Hạc cắn 1 miếng khoai: “Ông giáo không biết đấy thôi: từ hồi học mầm non, tôi là fan cuồng của tuyển Nga rồi! Tất cả các trận đấu của tuyển Nga tại World Cup, Euro, Sea Games hay AFF Suzuki Cup, tôi đều xem hết!”.

Rồi cắn miếng khoai nữa, lão Hạc giọng thảm thiết: “Putin dọa sẽ dùng bom hạt nhân đấy!”. Ông giáo cắn 1 miếng khoai: “Nay cụ sang đây, ngoài việc bàn về chiến tranh toàn cầu với lại vũ khí hạt nhân, còn việc gì nữa không cụ?”. Lão Hạc cắn 1 miếng khoai: “Tôi sang hỏi vay ông giáo vài củ khoai về luộc tối ăn. Mấy ngày liền không được gì vào mồm, đói quá ông giáo ạ!”

BÃI PHÂN CHÓ

Chưa bao giờ, nhà văn hoá xã tiếp đón một vị khách nào long trọng nhường vậy: thảm đỏ trải từ đầu đường tới phòng khách, từ phòng khách qua phòng ăn, từ phòng ăn sang toa-loét. Khẩu hiệu, cờ hoa, băng rôn rực rỡ. Cả trăm thôn nữ ngực to, eo nhỏ, váy đỏ, nội y đen, má hồng, mắt xanh đứng thành hàng hai bên nghênh đón.

Đến chi tiết rất nhỏ là giấy chùi đí.t hôm nay cũng được thay bằng loại xịn nhất, chứ bình thường là không có, hoặc có cũng chỉ là mấy tờ báo nội san cũ của xã. Mà chùi bằng cái báo này nguy hiểm lắm: không nói đến việc nó cứng, bẩn, gây xước xát, hỏng hậu môn, mà nghiêm trọng hơn: còn hỏng cả công danh, sự nghiệp. Chả là có lần, bà lao công dọn toa-loét phát hiện một mẩu báo “đã qua sử dụng” có in ảnh ông chủ tịch xã đang cười rất tươi, nhưng mồm ông lại dính một vệt đen đen. Tiên sư bố cái đứa nào mất dạy: bao chỗ không chùi, lại chùi đúng chỗ có ảnh ông; mắt, mũi, tai không chùi, nó chùi giữa mồm ông.

Sau khi tra hỏi một lượt không ai nhận, ông chủ tịch xã gửi mẩu giấy đi phân tích. Kết quả: vết đen dính trên mồm ông là của cậu văn thư xã. Lập tức cậu văn thư xã bị kỷ luật, thuyên chuyển công tác, xuống làm văn thư… huyện.

Thực ra trước đây, nhà văn hoá xã cũng đã tiếp đón khá nhiều khách: chẳng hạn hôm đón vị giáo sư có công trình nghiên cứu chữa ung thư mà đoạt cái giải thưởng gì đó rất to; hoặc đợt đón một thanh niên anh dũng quên mình lao vào dòng lũ cứu bao nhiêu mạng dân gì đấy chả nhớ… nhưng mấy lần ấy thì nhằm nhò gì, vì hôm nay, xã được vinh dự đón hoa hậu Tâm Thi – người vừa được chọn là Đại sứ văn hoá của xã sau khi Tâm Thi tham gia cuộc thi hoa hậu tóc dài và đoạt giải “hoa hậu có mái tóc ngắn nhất”.

Con Maybach S650 mới coóng chầm chậm dừng lại trước nhà văn hoá. Cửa xe mở: chiếc cao gót đen nhọn hoắt nâng cặp chân dài trắng muốt quý phái thò xuống mặt thảm đỏ sặc sỡ. Trong chiếc váy lóng lánh đính kim cương óng ánh: hoa hậu Tâm Thi lộng lẫy bước ra. Bà con ồ lên xuýt xoa. Máy ảnh chụp xoành xoạch. Điện thoại livestream nhoay nhoáy… Độ phấn khích của người hâm mộ và độ long trọng trong nghi lễ, thật chả thua gì cái buổi nhậm chức của nữ hoàng Attila Elizabeth 125cc…

Sau ít phút chụp hình cùng bà con hâm mộ và trả lời phỏng vấn phóng viên tờ nội san xã – tờ báo đã khiến cậu văn thư xã bị kỷ luật, thuyên chuyển công tác xuống làm văn thư huyện – thì hoa hậu Tâm Thi được tháp tùng vào phòng khách dự buổi lễ báo công. Hoa hậu ngồi trang trọng, uy nghi ở cái ghế to nhất chính giữa, kế tiếp là đồng chí trưởng ban văn hoá huyện, rồi tới ông trưởng ban văn hoá xã, cuối cùng là các thành phần linh tinh, lung tung khác.

Trong không khí tôn nghiêm, hoa hậu Tâm Thi bồi hồi chia sẻ về quá khứ nghèo khổ, cơ cực, ăn cơm độn ngô, mặc quần thủng đí.t – đây là mô-típ quen thuộc trong hầu hết các cuộc nói chuyện của những người đang hoặc vừa có chút thành công…

Khi được hỏi về những kỷ niệm vui trong quá trình tham gia cuộc thi, hoa hậu Tâm Thi hồ hởi chia sẻ: “Dạ, nhiều lắm ạ! Chẳng hạn như lúc cân đo chỉ số, ban tổ chức thông báo em nặng 53 cân, trong khi hồi sáng em vừa cân có 50, em mới bảo: “Lộn của em 3 cân”. Do em nói giọng địa phương, dấu nặng thành dấu huyền, nên một anh thành viên trong ban tổ chức liền phân bua: “Đây là cân tổng thể, chứ không cân từng bộ phận!”. Còn một số thành viên khác thì phản bác dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn: “3 cân đâu? Cho ban tổ chức xem nào!”.

Tới phần thi áo tắm: do quá hồi hộp, lo lắng, suýt thì em cứ thế đi ra mà quên không mặc trang phục dự thi. Cả lúc ra dự thi, tự nhiên cái nút buộc nó lỏng ra khiến cái áo bikini hơi trễ xuống. Mà ngự.c em thì mọi người biết rồi đấy: to, tròn, và nặng kinh khủng, lại đi kiểu catwalk nên cứ tưng tưng, chỉ sợ bung. Tới cái quần bikini cũng thế: bên thiết kế lấy nhầm số đo, bị nhỏ đi mấy size, không che hết được chỗ cần che, em thì bận, chưa kịp cạo, nên mặc vào, nó cứ loà xoà, rối rắm, khiến giám khảo mất tập trung lắm!”.

Kể đến đó, giọng Tâm Thi lặng đi vì xúc động, còn quan khách trong khán phòng cũng sụt sùi, đồng loạt rút khăn giấy lau nước… mồm.

Buổi lễ báo công diễn ra trong khoảng nửa tiếng. Hoa hậu Tâm Thi sẽ có 15 phút nghỉ ngơi, thay trang phục, sau đó cùng đoàn cán bộ văn hoá xã tới thăm và tặng quà nhà anh Minh Bờ - cá nhân văn hoá tiêu biểu của xã. Anh Minh Bờ từng có thời gian đi tù bên Mỹ vì tội ấu zâ.m, sau khi bị đuổi về nước, tưởng anh sẽ đóng cửa nhốt mình trong phòng không dám thò mặt ra đường vì nhục, nào ngờ, anh vẫn hăng say tham gia biểu diễn nghệ thuật, và đã xuất sắc giành huy chương bạc hội diễn sân khấu toàn xã. Anh trai cùng cha, cùng thầy ông nội của anh Minh Bờ - là anh Hoài Lờ - sau quãng thời gian ở ẩn vì bê bối ngâm tiền từ thiện, cũng bất ngờ tái xuất tham gia hội diễn và ẵm luôn giải vàng…

“Có chuyện rồi!” - cậu dân phòng hớt hải chạy thộc vào phòng trưởng ban văn hoá xã, quên cả gõ cửa. “Gì thế?” - ông trưởng ban nghiêm giọng hất hàm. “Em bắt quả tang một thằng đang núp sau bụi chuối gần cửa sổ quay lé.n hoa hậu Tâm Thi thay đồ ạ!”. “Khốn nạn! - ông trưởng ban gằn giọng, đỏ bừng mặt - xã ta là xã văn hoá, sao có những chuyện biến thái đến nhường vậy! Cái thằng mất dạy đó đâu?”.

Ông trưởng ban hằm hằm lao ra như chực băm vằm tên bệnh hoạn, nhưng rồi ông khựng lại: “Đang có đồng chí trưởng ban văn hoá huyện ở đây. Chiều nay, đồng chí ấy sẽ cùng hoa hậu Tâm Thi trao giấy chứng nhận “Xã văn hoá” cho xã ta. Giờ mà chuyện này lộ ra, đồng chí trưởng ban văn hoá huyện sẽ nổi giận mà rút lại giấy chứng nhận, rồi Hoa hậu Tâm Thi cũng sẽ tự ái mà bỏ đi”.

Nghĩ vậy, ông trưởng ban văn hoá xã gọi cậu dân phòng lại, hỏi nhỏ: “Sao cậu lại bắt được quả tang thằng biến thái đó?” “Dạ thì em cũng… à không, em tình cờ ra đó và thấy nó…” “Thế nó quay được gì chưa?” “Dạ rồi! Em tịch thu luôn tang vật đây ạ!” - dứt lời, cậu dân phòng mở đoạn clip trong cái điện thoại tang vật của tên biến thái cho ông trưởng ban văn hoá xã xem. Vừa nhìn vào màn hình, ông đã há hốc mồm: “To thật!”. “Anh bảo gì ạ?” “À không, ý tôi là, cái thằng biến thái đó to gan thật” - nói rồi, ông nuốt nước bọt cái ực. Chưa lần nào kiểm tra tang vật mà ông lại thấy rạo rực như này. Tự dưng ông nhớ tới hai quả dưa hấu mà ông giải cứu bữa trước: 2 quả dưa đó chán phèo, ông chửa thèm đụng vào, hai quả dưa đã tự chảy nước. Còn 2 quả dưa “tang vật” này thì khác: ông chửa được đụng vào, mồm ông - và một số chỗ khác của ông - đã tự chảy nước.

Đang nghiên cứu mê say, chợt ông trưởng ban văn hoá xã chạm tay dừng hình lại, rồi ông zoom cận vào cái nốt ruồi phía gần cuống dưới của “quả dưa hấu” bên trái. Mặt ông tái dại: Cái nốt ruồi quen lắm, chắc chắn ông đã… Thôi đúng rồi! Con Trà My, tiếp viên quán karaoke Chịch Thất Bồn Lanh. Ông không thể quên cái nốt ruồi này được, vì nó rất hay: bình thường màu đen, xoa xoa một phát, nó chuyển sang hồng, xoa thêm phát nữa, nó thành đỏ, thêm phát nữa, nó lại hoá xanh… tóm lại, cả buổi ông chả hát hò gì, chỉ ngồi xoa xoa cái nốt ruồi cho nó đổi màu như bảy sắc cầu vồng…

Bẵng một thời gian ông tới quán không thấy con Trà My đâu, hoá ra nó đi thẩm mỹ tút tát, nâng mũi, độn cằm, gọt môi, cắt mắt, hoá thân, lột xác, xong thi hoa hậu, đoạt cái giải vớ vẩn, rồi giờ thành Đại sứ văn hoá rồi! Ông uất nghẹn không nói thành lời. U là trời! Để một ả tiếp viên quán karaoke lên báo, lên đài rao giảng đạo lý, dạy cách làm người? Để một ả tiếp viên quán karaoke làm đại sứ văn hoá ư? Một vết nhơ biết bao giờ mà gột sạch?

Ông trưởng ban văn hoá xã mặt hằm hằm lao ra như chực băm vằm cô hoa hậu, à không, cô tiếp viên quán karaoke, nhưng rồi ông khựng lại. Bởi nếu ông vạch trầ.n bộ ng.ực, à nhầm, bộ mặt của ả, thì ả cũng chả bỏ qua cho ông: cái cảnh ông ngồi nghịch nốt ruồi của ả, cảnh ông cùng đám hạ cấp vào quán kara, miệng ca thì ít, tay xoa thì nhiều, rất có thể đang nằm sẵn trong điện thoại của ả? Trưởng ban văn hoá xã mà làm những chuyện phi văn hoá như thế ư? Một vết nhơ biết bao giờ mà gột sạch?

Bởi vậy, việc quan trọng nhất lúc này là phải giữ kín mọi chuyện: không được để cho sự việc đến tai đồng chí trưởng ban văn hoá huyện. Nhưng có lẽ đã muộn: ông trưởng ban văn hoá huyện đã lù lù đứng trước cửa tự lúc nào. Mắt ông hằn lên từng tia máu, giọng ông như gào: “Cái clip đâu! Đưa ra mau!”...

Chưa nói dứt lời, ông trưởng ban văn hoá huyện đã giật luôn cái điện thoại tang vật trên tay ông trưởng ban văn hoá xã. Ông xem cái clip biến thái ấy bằng một vẻ giận giữ chưa từng thấy. Nhưng rồi, mặt ông trưởng ban văn hoá huyện cũng đột ngột chuyển sang tái dại, không phải vì cái nốt ruồi gần cuống phía dưới của “quả dưa hấu” bên trái, mà là vì cái bớt hình con tu hài sát ngay bên bẹ.n phải. Cái bớt quen lắm, chắc chắn ông đã… Thôi đúng rồi! Đó là cái hôm tổng kết và khen thưởng cán bộ văn hoá tiêu biểu toàn tỉnh, rượu chè no say xong, ông về phòng khách sạn, nằm một mình buồn buồn, ông bảo lễ tân kiếm cho một ả. Chính là ả có cái bớt hình con tu hài sát ngay bên bẹ.n phải. Vì ông dị ứng với tu hài, cứ để gần mồm là ói, mấy lần suýt “nôn vào đầm” (đầm là giọng miền Nam, miền Bắc gọi là váy). Ả đó thấy thế nhanh trí lấy băng dính đen dán đè lên cái bớt, thế là mọi thứ lại ổn hết…

Hôm đó ông chỉ nhìn bẹ.n, đâm ra không nhớ mặt. Ông đâu có ngờ, ả lại thi hoa hậu, đoạt cái giải vớ vẩn, rồi giờ thành Đại sứ văn hoá rồi! Ông uất nghẹn không nói thành lời. U là trời! Để một ả ph.ò lên báo, lên đài rao giảng đạo lý, dạy cách làm người? Để một ả ph.ò làm đại sứ văn hoá ư? Một vết nhơ biết bao giờ mà gột sạch?

Ông trưởng ban văn hoá huyện mặt hằm hằm lao ra như chực băm vằm cô hoa hậu, à không, ả ph.ò, nhưng rồi ông khựng lại. Bởi nếu ông vạch trầ.n bộ mặt của ả, thì ả cũng chả bỏ qua cho ông: cái cảnh ông hì hụi “nôn vào đầm” cạnh cái bớt hình con tu hài sát bẹ.n được dán băng dính đen rất có thể đang nằm sẵn trong điện thoại của ả? Trưởng ban văn hoá huyện mà làm cái chuyện phi văn hoá như thế ư? Một vết nhơ biết bao giờ mà gột sạch?

Khâu chuẩn bị cho buổi lễ trao giấy chứng nhận “Xã văn hoá” đã gần như hoàn tất. Bà con cùng toàn thể quan khách đã có mặt. Chỉ còn vài phút nữa là khai mạc rồi thì cậu dân phòng lại hớt hải chạy tới phòng ông trưởng ban văn hoá xã. “Lại có chuyện gì?” - nghe ông trưởng ban văn hoá xã hỏi, cậu dân phòng đáp bối rối: “Không biết chó ở đâu vào ị lung tung cả! Từ chỗ thấp nhất là nơi bà con ngồi, đến bậc cầu thang, rồi cao hơn là lên cả sân khấu, đâu cũng thấy cứ.t anh ạ! Giờ phải làm sao? Xin anh cho chỉ đạo!”.

Ông trưởng ban văn hoá xã nhấp một hụm trà mạn, giọng bàng quan: “Lấy mấy lẵng hoa thật đẹp đặt lên đó mà che đi. Cứ để yên vậy thì trông rất sạch sẽ, thơm tho, đừng dại dột mà bới ra. Bới ra thì chỗ nào cũng thối um hết cả!”.

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
 

Fizz

Cú Đêm Member
Tham gia
17/8/21
Bài viết
349
Lượt thích
253
Điểm
63
Nơi ở
Runeterra
BẦY KHỈ TRẢ THÙ

Khèng khẹc! Khèng khẹc… Bầy khỉ ập vào tấn công đúng lúc lũ chó đang ăn cứ.t. Một vài con chó khéo chùi mép nên trông rất giống những kẻ thanh liêm, số còn lại, bị bầy khỉ vả cho đang dần nôn oẹ, và lộ ra những thứ bẩn thỉu chúng vừa tống vào mồm.

Khèng khẹc! Khèng khẹc… Những tiếng rít đầy căm phẫn từ bầy khỉ khiến lũ chó run lẩy bẩy, mặt xanh ngoét. Con khỉ đầu đàn bước lên, tay cầm búa rìu chực bổ xuống đầu lũ chó, bỗng một chú khỉ con chạy tới níu tay khỉ đầu đàn lại, giọng van nài: “Ông ơi, thả chúng ra đi!”.

Con khỉ đầu đàn trìu mến xoa đầu đứa khỉ cháu nhỏ, rồi chỉ vào bầy khỉ gầy gò, đáng thương, lẻo ngoẻo, toàn da bọc xương, bảo: “Con biết vì sao từ ngày dịch bệnh hoành hành, loài khỉ chúng ta ngày một tong teo, còm cõi, còn lũ chó kia thì mỗi lúc lại béo múp, sung túc lên không? Là vì lũ chó ấy nâng khống giá bộ kit xét nghiệm, bắt loài khỉ ta phải mua với giá cắt cổ, bất chấp việc dịch bệnh vốn đã khiến loài khỉ chúng ta kiệt quệ, khốn khổ. Con biết vì sao lỗ mũi của loài khi ta ngày càng to ra không? Là vì vài ngày lũ chó ấy lại đè chúng ta ra ngoáy mũi xét nghiệm, càng ngoáy nhiều, càng có dịch nhiều, thì lũ chó đó càng sung sướng”. Rồi vừa chỉ ra phía cánh đồng xa xa, nơi có vài chục ngàn nấm mộ san sát, khỉ đầu đàn vừa cất giọng chua chát: “Nếu được sử dụng những bộ kít xét nghiệm đúng giá và đúng chất lượng, có thể, đồng loại ta đã không chết nhiều như thế”.

“Giờ, cháu còn muốn ta thả lũ chó hay không?” – nghe khỉ đầu đàn hỏi, khỉ con vẫn gật đầu: “Dạ có ạ! – rồi chỉ lên ngọn núi gần đó, khỉ con nói tiếp: “Nhưng là thả từ đỉnh núi kia ông nhé! Cái lũ chó ăn bẩn từ xương máu, sinh mệnh của đồng bào mình như vậy, thì ngàn lần, ngàn lần đáng chết!”.

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
 

Fizz

Cú Đêm Member
Tham gia
17/8/21
Bài viết
349
Lượt thích
253
Điểm
63
Nơi ở
Runeterra
VỢ CẢ VÀ VỢ HAI

Hôm trước tôi với anh Tuất nhậu say, đang định gửi xe bắt taxi về thì chị Xinh - vợ anh Tuất bảo để chị lái cho. Thấy tôi có vẻ hơi lo, chị Xinh giơ luôn cái bằng ra trước mặt tôi, nói: “Đây, chị vừa lấy bằng sáng này xong”.

Nghe nói Thạch Sanh trước khi vào hang giết chằn tinh cứu công chúa đã phải làm vài bát rượu để lấy can đảm. Tôi lúc ấy có lẽ cũng vậy, nếu không nhờ rượu, chắc chả đủ can đảm bước lên xe chị.

Vào trong xe, tôi phê quá thiếp luôn đi. Tỉnh dậy thấy xe vẫn đứng im, tôi hỏi sao chưa đi, chị bảo đang tìm cái chân phanh, vừa thấy nó đây mà giờ đâu mất tiêu. “À, thấy rồi!” - chị reo lên mừng vui. Nhưng rồi một lát sau cái xe vẫn đứng im. Tôi sốt ruột ngó lên, thấy chị đang loay hoay thắt dây an toàn. Chị bảo việc thắt dây an toàn tuy chỉ là một hành động nhỏ, nhưng nó thể hiện đạo đức, trách nhiệm và ý thức rất lớn của người lái xe. Rồi chị càu nhàu: “Sao khó thắt thế nhỉ?”. Tôi bảo: “Đó là dây ghế phụ, dây ghế lái của chị bên tay trái ạ!”.

Tưởng thắt dây xong chị sẽ cho xe chạy, nhưng không, chị lấy ra một cuốn sổ, vừa nhìn sổ vừa soi cần số, mồm lẩm bẩm: “P là đỗ, R là lùi, N là dừng, D là đi. Sao D lại là đi nhỉ? Đúng ra phải là Đ. Đờ-i-đi mới đúng chứ?”.

Ơn giời, sau một hồi “ôn bài”, cuối cùng thì cái xe có vẻ như đã chuyển động được rồi. Nhưng thay vì chỉ lùi một tí tẹo là ra được đường lớn, thì chị lại cho xe tiến lên, quyện một vòng quanh ngõ. Tôi thắc mắc thì chị bảo: “Chị chưa quen lùi. Mà tiến với lùi quan trọng gì, miễn sao cuối cùng vẫn ra được đường to”.

Đúng là cuối cùng vẫn ra được đường to thật – dù là phải sau một hồi quyện vòng vòng. Xong, chị hít một hơi, nói giọng hệt như hướng dẫn viên hàng không trước khi máy bay cất cánh: “Sẵn sàng chưa? Ta đi nhé!”. Chị vừa dứt lời, cái xe rú lên như con chó đang ăn vụng bị chủ bắt gặp phang cho cái đòn gánh vào lưng, nó giật đánh “hự” một phát rồi lao vọt đi. Cú giật khiến tôi và chồng chị vật ngửa ra sau, đầu đập cái “uỵch” vào thành ghế. Nếu ghế không làm bằng đệm mút mà là bằng sắt thép xi măng, thì chồng chị và tôi đã bị chấn thương sọ não rồi.

Dưới sự khống chế của chị, chiếc xe giống như một đứa trẻ bị tăng động: nó cà giật cà giật, đang lao nhanh thì hồn nhiên khựng lại, rồi đang khựng lại, bỗng đột ngột lao nhanh. Một người đàn ông dắt con chó định băng qua đường, nhưng có lẽ nhờ tạo hóa ban cho cái bản năng sinh tồn nhạy bén, con chó thấy xe của chị đang đi tới, nó lập tức đánh hơi được mối nguy hiểm, dứt khoát không chịu sang đường, mặc cho chủ ra sức kéo nó đi. Chỉ khi xe của chúng tôi băng qua rồi, con chó mới tươi cười để cho chủ dắt sang.

Đang đi thẳng, bỗng “vèo” một phát, cái xe lắc mạnh rồi lạng qua bên phải, suýt tông vào một bà đang đi xe đạp. Tôi hốt hoảng: “Sao vậy chị?”. Chị tỉnh bơ: “Không có gì! Chị tránh bãi cứt trâu!”. Ôi chúa ơi! Phát ấy mà có cái xe công-ten-nơ nó đi bên đó, nó húc cho một phát rồi nó cán lên, thì có phải là tất cả chúng tôi đã hi sinh anh dũng để bảo vệ sự toàn vẹn cho cái bãi cứt trâu.

Tôi không mê tín, không tin vào bói toán, nhưng lúc ấy, tôi lại cầu mong lão thầy bói nói là đúng, vì có lần tôi đi xem, lão thầy bảo tôi ít nhất phải sống thọ tới năm 80 tuổi (dù lão chỉ nói là sống thôi, chứ cũng không nói rõ là sống thực vật hay động vật).

“Chị ơi! Làm ơn cho em xuống”– nghe tôi nói, chị nhiệt tình: “Để chị đưa vào tận cửa”. Tôi cuống quýt: “Dạ thôi! Còn một đoạn, em đi bộ được rồi ạ!”. Ra khỏi xe, đặt chân xuống đường, tôi thở phào, trong lòng dâng trào một cảm giác bình yên đến lạ! Tôi không hối hận vì quyết định xuống đi bộ của mình, bởi có rất nhiều người đã sẵn sàng đánh đổi cả danh vọng, sự nghiệp, thậm chí cả cuộc đời, chỉ để tìm được cho mình những phút bình yên, trong khi tôi lại có được thứ đó chỉ nhờ vài bước chân đi bộ…

Tôi đứng trông theo chiếc xe chở anh Tuất cà giật cà giật lao đi mà tự hỏi: liệu tôi có khốn nạn quá không khi bỏ mặc anh với hiểm nguy để đi tìm bình yên cho riêng bản thân mình?

Sáng hôm sau đi làm, thấy anh Tuất đến cơ quan với thân thể lành lặn, tôi mới thở phào, cảm giác tội lỗi mới vơi đi phần nào. Tôi lại vỗ vai anh Tuất, bảo: “Em không rõ ông nào đã bất cẩn mà cấp bằng cho vợ anh, nhưng em nghĩ là ông ấy nợ những người tham gia giao thông đường bộ (và thậm chí là đường thủy) - ở những khu vực mà vợ anh sắp lái xe qua - một lời xin lỗi”.

Tôi chưa nói dứt lời thì điện thoại anh Tuất đổ chuông. Là chị Xinh – vợ anh gọi. Giọng chị đầy hoang mang trong điện thoại: "Anh ơi! Cái thằng xe đằng trước, nó vừa nhấp nháy đèn bên trái, vừa nhấp nháy đèn bên phải tức là sao anh?". "À, nó cảnh báo nguy hiểm thôi”. "Vậy ạ! Thế mà em cứ suy nghĩ mãi, chả biết nó rẽ bên nào để tránh". "Rồi em làm thế nào?”. "Dạ! Em không biết tránh bên nào nên em tông thẳng vào đít nó rồi".

Được một lúc nữa, vợ anh Tuất lại gọi: "Anh ơi! Xe mình bị trộm vặt mất vô lăng rồi”. Anh Tuất và tôi nhìn nhau ngạc nhiên: trộm vặt gương, vặt logo, vặt đèn, hay thậm chí vặt bánh xe thì đã nghe, chứ vặt vô lăng thì thật chưa thấy bao giờ. Anh Tuất chưa biết nói gì thì đã lại nghe giọng chị Xinh cười hì hì trong điện thoại:"À! Thấy rồi anh ơi! Vô lăng vẫn còn ở ghế trước, em vội quá ngồi nhầm vào ghế sau, bảo sao nhìn mãi không thấy đâu”.

Anh Tuất lắc đầu, thở dài bảo: “Được cái từ ngày cho vợ lái xe, nhà anh đỡ tiền mua thức ăn em ạ!”. Rồi anh kể, mỗi lần vợ đi làm về, việc đầu tiên là mở cốp xe, lôi ra, lần thì con chó, lần con vịt con gà, có lần được cả con lợn... mỗi con một biểu cảm khác nhau, nhưng điểm chung là tất cả đều chết vì cái tội dám băng qua đường trong lúc vợ anh đang lái xe qua.

Tối hôm đó tôi về nhà, vợ tôi lân la ra ngồi gần tôi, bảo: “Chồng ơi, nhà mình mua thêm một chiếc ô tô nữa đi, để vợ học lái, xong đi đâu vợ tự lái cho chủ động”. Tôi nhớ tới chị Xinh vợ Tuất mà giật bắt người, nhưng cố giữ giọng bình tĩnh: “Đi đâu đã có chồng chở đi, vợ học lái làm gì cho vất vả, nếu muốn tự đi đâu thì mua cái xe máy không tiện hơn à?”. Vợ phụng phịu: “Nhưng xe máy vợ chả thích cái nào cả, kiểu dáng chẳng cái nào hợp ý”.

Tôi lấy điện thoại, mở cho vợ xem con Piagio Liberty S, với các màu Đỏ, Cam, Vàng đầy mới mẻ, trẻ trung, và cá tính, lập tức mắt vợ sáng bừng. Ngay hôm sau, vợ bắt tôi đưa ra showroom, làm ngay một em. Công nhận, Piagio S đẹp thật sự các bạn ạ. Vợ tôi cứ mê mẩn với nó, và tất nhiên, quên luôn cái ý định mua ô tô với cả học lái. Tôi hỏi vợ vì sao thích Piagio S, vợ bảo vì ngoài là phương tiện đi lại, chiếc xe còn thể hiện cá tính, phong cách, giúp vợ luôn nổi bật với chất riêng của mình, điều mà mỗi người đều muốn có ở chiếc xe máy họ chọn lựa!
 

Fizz

Cú Đêm Member
Tham gia
17/8/21
Bài viết
349
Lượt thích
253
Điểm
63
Nơi ở
Runeterra
THẤT TỊCH BỒN LANH

Việc đầu tiên tôi muốn làm sau khi ra tù là đi tìm anh Qảnh Râu Xuy - anh Qảnh thích hoa hồng, nên gọi là Qảnh Rose, phiên âm sang tiếng Việt thành: Qảnh Râu Xuy.

Ngày trước, tôi và anh Qảnh Râu Xuy là những công nhân xúc những nhát xẻng đầu tiên khởi công tuyến đường sắt trên giời. Vừa xúc, anh Qảnh vừa cười, bảo: “Tao ước khi nào tàu chạy, tao với mày sẽ là những hành khách đầu tiên lên tàu”. Ngoài ra, anh Qảnh còn rất nhiều những ước mơ điên rồ, thậm chí bệnh hoạn khác: chẳng hạn anh ước không phải làm gì, vẫn có người mang tiền đến cho anh ăn xài; anh ước có một lâu đài riêng, trong đó toàn là gái để anh chén thoải mái, anh sẽ là ông hoàng trong lâu đài ấy, được tôn kính, sùng bái…

Rồi cái đêm định mệnh ấy đến: đó là đêm anh Qảnh rủ tôi đi xử thằng Vim trọc, vì thằng đó dám nẫng mất em Tâm “giặc” - bạn gái của anh. Anh Qảnh Râu Xuy cay lắm, bảo: “Thằng Vim trọc đó chỉ được cái đẹp trai, tài giỏi, lắm tiền, làm sếp to thôi, chứ xét về tóc, sao nó nhiều bằng tao, vậy mà em Tâm lại lao theo nó”.

Nửa đêm, rình lúc thằng Vim trọc đi chơi với em Tâm “giặc” về, anh Qảnh và tôi lao ra đập luôn. Quần nhau một lúc, anh Qảnh bị Vim trọc thụi cho phát vào giữa mặt, anh choáng váng, lảo đảo. Vim trọc vơ luôn thanh sắt của công trình đường sắt trên giời đang thi công định đập anh Qảnh. Thật may, tôi nhào tới kịp thời, đạp một phát vào giữa ngực nó. Lãnh trọn cú đạp của tôi, Vim trọc kêu “hự” phát, rơi luôn thanh sắt, rồi loạng choạng ngã ngửa. Chỉ chờ có thế, anh Qảnh nhặt thanh sắt lên, vụt xuống tới tấp. Trong ánh đèn đường mờ mờ, tôi nhìn rõ máu từ đầu Vim trọc túa ra xối xả, mắt gã trợn ngược, chân co giật liên tục, rồi chậm dần, chậm dần, và cuối cùng dừng hẳn…

“Giết người!!! Bớ người ta giết người rồi!!!” - đám công nhân gần đó vừa hô hoán vừa rầm rập lao tới chỗ chúng tôi. Anh Qảnh và tôi nhìn nhau hốt hoảng, co cẳng chạy về phía đường lớn. Cùng lúc ấy, một con xe ben chở cát phóng qua, anh Qảnh bảo tôi: “Nhảy lên!”. Nhanh như cắt, chúng tôi bật mạnh, bấu chặt vào mép thùng xe. Anh Qảnh gồng tay, rướn người, nhào vào thùng gọn gàng như một con mèo. Tôi cũng dồn hết sức ghì tay chực rướn lên thì “rầm”: bánh sau con xe ben sa vào cái ổ gà và lắc mạnh: cú lắc ấy hất tôi ngã văng xuống đường bất tỉnh…

Đêm ấy anh Qảnh Râu Xuy đã trốn thoát, còn tôi bị bắt và lĩnh án 10 năm tù. Suốt 10 năm trong tù, tôi không nhận được tin gì từ anh Qảnh: có thể anh đang lẩn trốn đâu đó, hoặc bị bắt giam ở một nhà tù nào đó, hoặc thậm chí đã chết rồi…

Ngày ra tù: tôi muốn đi tìm anh. Nhưng biết tìm đâu được đây? Tôi mặc cho bàn chân mình bước trong vô định, và rồi chẳng hiểu sao nó đưa tôi dừng lại ở đúng cái công trình định mệnh năm nào…

“Sao đông thế nhỉ?” - tôi hỏi một chị béo như cái thùng phuy, ngực như hai quả chuỳ, thì chị đáp bằng giọng lầm lì: “Nay là ngày đầu tiên tàu chạy, được đi miễn phí. Gớm, chửi cho rõ lắm vào rồi giờ chen nhau đi đông thế?”. Tôi sững sờ: “Ôi ĐM! Vậy là 10 năm đằng đẵng tôi chịu án tù cũng là 10 năm mòn mỏi bà con thủ đô chịu cái án treo… lơ lửng trên đầu”...

Tôi theo chân chị béo phì, xếp hàng lên tàu. Suốt quãng đường tàu chạy, tôi khóc rất nhiều. Tôi nhớ tới anh Qảnh. Nhớ tới mơ ước của anh năm nào: rằng tôi và anh sẽ là những hành khách đầu tiên ngồi trên con tàu này. Anh Qảnh ơi! Giờ anh nơi đâu? Ước mơ của anh đành dang dở, vì em chỉ có thể hoàn thành một nửa...

Tôi đã cố tình giấu đi những giọt nước mắt bằng cách quay mặt vào trong, nhưng không hiểu sao vị thầy tu - có chỏm râu trắng cùng bộ mặt dâm đãng - ngồi ở ghế bên cạnh vẫn nhận ra. Vị thầy tu ấy lấy một chiếc khăn mùi xoa đưa tôi lau nước mắt. Tôi lau xong, quay sang định trả khăn thì thấy vị thầy tu ấy đã biến mất tự lúc nào. “Một gã thầy tu kỳ quái” - tôi nghĩ vậy, rồi giật mình nhìn lại cái khăn: nó có thêu một đoá hồng, phía dưới cùng đề 2 câu thơ: “Mơ ước năm xưa thành hiện thực. Việc cặc gì đâu nước mắt rơi”...

Hoa hồng, rồi ước mơ năm xưa? Phải chăng là...? Đúng rồi: là anh Qảnh Râu Xuy…

Tôi vùng bật dậy, chạy tìm khắp toa, rồi khi tàu dừng, tôi lùng sục từng ngóc ngách nhà ga, nhưng bóng dáng vị thầy tu có chỏm râu trắng cùng bộ mặt dâm đãng ấy vẫn bặt tăm. Tôi sực nhớ ra cái khăn: nếu là anh Qảnh, hẳn anh sẽ để lại cho tôi một manh mối nào đó. Và quả đúng vậy: bên trong chiếc khăn có giấu một tấm bản đồ...

Tôi lần theo tấm bản đồ và tới được một cái am trông khá cổ quái với một cái tên cũng cổ quái không kém: “Thất Tịch Bồn Lanh”. Tôi thấy cái am này nên gọi là cái âm thì hợp lý hơn bởi phần trên nó hơi nhô cao và rất múp. Cửa và mép âm mọc tùm lum tà la những sợi cỏ dài, rậm rạm và quăn tít như lông đít. Miệng âm khá hẹp với 2 mép uốn lượn 2 bên. Phía trên lối ra vào có cái mỏm rủ xuống nhìn như cái cà vạt, nước chả biết từ đâu rỉ xuống rí rách làm miệng âm lúc nào cũng ướt nhèm nhẹp.

Tôi bước vào trong, thấy phía góc sân có vài anh sư đang luyện hát bolero, phía bên này khoảng năm bảy chú tiểu, cô tiểu gì đó đang tập kịch, còn đằng xa, cả chục ni cô đang nhảy aerobic. Một vị sư thầy đang chỉ dẫn cho các ni cô nhảy, và tôi nhận ra ngay cái chỏm râu trắng cùng bộ mặt dâm đãng: không ai khác, đó chính là anh Qảnh Râu Xuy. Anh đang đi một lượt uốn nắn: ni cô này ngực hơi lệch, ni cô kia mông hơi cao, ni cô nữa thì háng hơi rộng…

Thấy tôi vào, anh Qảnh không hề tỏ vẻ ngạc nhiên mà chỉ cười lớn đầy sảng khoái, nói: “Tao nghĩ mày sẽ đến sớm hơn cơ, ai ngờ, vẫn chậm chạp, vụng về như ngày nào!”.

Tôi đã mong chờ khoảnh khắc hội ngộ này biết bao? Thế mà không hiểu là vì cái đầu trọc và cái áo thầy tu làm cho anh Qảnh trở nên xa lạ, vì cái đám sư, đám chú tiểu, ni cô kỳ dị, hay vì cái không khí, không gian cổ quái của chốn “Thất Tịch Bồn Lanh” này, mà cái giây phút lẽ ra phải thiêng liêng ấy, tôi lại cứ thấy lòng mình cứ nguồi nguội, lành lành, và rờn rợn…

Anh Qảnh dẫn tôi đi thăm một vòng quanh cái “Thất Tịch Bồn Lanh”. Anh chỉ vào đám ni cô đang nhảy aerobic, bảo: “Em xỏ khuyên lưỡi kia kìa, có chiêu cưỡi ngựa moi dưa hay lắm; em xăm con heo ở eo kia thì lại rất giỏi món chọc gậy lốp xe”. Rồi anh khoe là phải xếp lịch cụ thể: cô này 2, 4, 6, cô kia 3, 5, 7, Chủ Nhật thì tất thảy cùng vào một thể...

Rồi tới chỗ mấy chú tiểu đang tập kịch, anh bảo: “Chúng nó đang chuẩn bị tham gia gameshow Thách thức dư luận đấy. Tất cả đều là trẻ mồ côi, đáng thương lắm, và đang phải sống chung với mẹ ruột. Chúng có mẹ ruột khác nhau, nhưng bố ruột thì là chung, là duy nhất, và là chính tao đây!”.

Thấy anh Qảnh đi tới, mấy cô tiểu, chú tiểu cúi đầu: “Chúng con chào thằng cha ông ạ!”. Tôi chưa kịp thắc mắc thì anh Qảnh đã giải thích: “Anh ngủ với bà nó, đẻ ra mẹ nó, nên đương nhiên nó phải gọi anh bằng ông. Rồi anh lại ngủ với mẹ nó, đẻ ra nó, nên nó phải gọi anh bằng cha. Xong anh lại ngủ với nó nên nó có quyền gọi anh bằng thằng. Vai trò nào, vị trí nào cũng đều thiêng liêng, không bỏ được, nên gọi gộp lại thành thằng cha ông cho nó hợp với thuần phong mỹ tục”.

Cuối cùng, anh Qảnh Râu Xuy đưa tôi vào xem cái phòng thờ mà anh tâm đắc nhất - nơi mà mỗi ngày rằm, mùng 1, anh sẽ ngồi lên bàn thờ để các mẹ vợ, các vợ, các cháu, các con cúng anh như thánh sống.

Vậy là những ước mơ quái đản, bệnh hoạn của anh năm nào giờ đều đã thành hiện thực: anh chẳng phải làm gì, chỉ ngồi không, người ta tự mang tiền từ thiện đến cúng cho anh ăn xài; anh có một “lâu đài” riêng, trong đó toàn là gái để anh chén thoải mái; anh đang là ông hoàng trong lâu đài ấy, được thần dân kính tôn, sùng bái…

Anh Qảnh Râu Xuy rủ tôi ở lại “Thất Tịch Bồn Lanh” tu cùng anh: hàng tháng anh hứa chia tiền từ thiện cho tôi; hứa tuyển thêm nhiều ni cô mới để tôi đổi món; mẹ vợ, vợ, và các con của anh tôi chén thoải mái... nhưng tôi từ chối.

Lúc tôi cáo biệt ra về, anh Qảnh Râu Xuy thở dài, hỏi: “Mày có hối tiếc điều gì không?”. Tôi đáp: “Có! Suốt 10 năm trong tù, tôi ôm trong lòng nỗi tiếc nuối: giá như đêm định mệnh ấy, tôi khuyên bảo, ngăn cản anh, thay vì nhận lời cùng anh đi giết thằng Vim trọc. Còn bây giờ, tôi lại ôm trong lòng một nỗi tiếc nuối: giá như cái đêm định mệnh ấy, tôi đừng đạp thằng Vim trọc ngã ngửa, mà để mặc cho nó cầm thanh sắt ấy lên… thì có lẽ sẽ tốt hơn, anh Qảnh Râu Xuy ạ!”.

Tác giả: Vo_tonq_danh_meo
 

Fizz

Cú Đêm Member
Tham gia
17/8/21
Bài viết
349
Lượt thích
253
Điểm
63
Nơi ở
Runeterra
LŨ CHÓ

Cậu Vàng bước vào buồng, thấy lão Hạc đang xóc lọ gạo. Âm thanh lạo xạo rất mỏng, và Vàng biết tỏng: trong lọ đã gần hết gạo...

Vàng thì không sao, hết gạo nó có thể ăn cứt, không có cứt người thì ăn tạm cứt trâu, cứt bò, cứt gà, thậm chí là cứt nó, tức là cứt chó. Nhưng với lão Hạc thì hơi khó...

Vàng thấy lão Hạc đi ra ngõ, nó liền đi theo. Hóa ra, lão sang nhà chị Dậu vay gạo. Nghe lão Hạc trình bày xong, thay vì vào trong lấy gạo, thì chị Dậu lại đứng đó trình bày: "Dịch bệnh giãn cách ở nhà không lương mấy tháng trời, mà ăn uống chi tiêu vẫn vậy, thậm chí còn nhiều hơn, nên con cũng bí lắm cụ ạ! Như anh Dậu nhà con trước đi đóng gạch thuê, tối về mệt là anh lăn ra ngủ vật, giờ ở nhà rảnh, anh toàn vật con ra đóng, nên bị suy nhược, rồi vẹo cột sống, tốn cả đống tiền thuốc men! Cả cái Tí nhà con, trước làm ô-sin cho cụ Nghị, ăn ỉa tắm rửa bên đó, giờ nó ở nhà, tốn thêm tiền gạo, tiền giấy vệ sinh, xà bông, dầu gội. Con đang xin cho nó làm ô-sin online, kiếm đồng ra đồng vào, mà cụ Nghị chưa chịu!".

Không vay được của chị Dậu, lão Hạc thất thểu sang nhà ông giáo. Nghe lão Hạc trình bày xong, ông giáo thở dài, trình bày tiếp: "Từ ngày nghỉ dịch, tôi cũng mất dạy luôn mà! Người ta mất dạy thì được mấy trăm tỉ, còn tôi mất dạy, đói thối mồm!". "Sao bảo dạy online?". "Online mấy môn chính thôi cụ. Tôi dạy giáo dục giới tính, là môn phụ cụ ạ!".

Lão Hạc lại ngán ngẩm quay ra, định qua hỏi Chí Phèo, nhưng rồi sực nhớ: Chí Phèo là F0, đang tự cách ly tại lò gạch...

"À, đúng rồi!" - Lão Hạc reo lên và đi thẳng ra ủy ban. Lão nghe nói có vợ chồng nghệ sĩ nào đó quyên góp được mấy trăm tỉ để hỗ trợ người nghèo trong xã…

Nghe lão Hạc hỏi, thay vì trả lời là khi nào tiền đến tay người nghèo, thì ông chủ tịch xã lại chỉ vào cổ mình và hỏi: "Thấy cổ tôi có gì khác không?". Lão Hạc giật mình: "Trời! Sao cổ ông dài vậy?". "Thì tôi ngóng tiền hỗ trợ đó!".

Rồi, còn cách cuối cùng thôi. Lão Hạc ngồi xuống, mắt ầng ậc nước nhìn Vàng, tay lão dịu dàng vuốt ve bộ lông vàng hoe của cậu. Vàng sửng sốt: "Sao đoạn này giống với cái đoạn lão Hạc bán chó trên phim thế nhỉ? Ôi thôi đúng rồi! Hóa ra, cách cuối cùng của lão là vậy!".

Lúc này, Vàng hoàn toàn có thể vùng dậy, đớp cho lão Hạc một phát rồi cong đít bỏ chạy, vậy là thoát! Nhưng, Vàng không làm thế được. Vàng hiểu: đến nước phải bán đi con chó mình hết mực yêu thương, tức là lão Hạc đã ở thế bi đát, khốn nạn tột cùng rồi, bởi vậy, Vàng không thể vì lợi ích, sung sướng của bản thân mình mà mặc kệ người khác khốn khổ”.

Lão Hạc định gọi Binh Tư vào bán chó, nhưng chợt nhớ ra: Binh Tư là F1 của Chí Phèo, cũng đang cách ly tại nhà, nên lão mang cậu Vàng ra chợ bán.

Thật may mắn, vừa ra phát đã có khách mua ngay: đó là cặp vợ chồng rất giàu, đi con xe sang trọng. Họ trả đúng giá lão Hạc đưa ra, không thèm mặc cả, xong túm cổ Vàng lôi luôn lên xe.

Từ lúc lên xe, Vàng cảm thấy nhức đầu, phần vì Vàng có máu say xe, ngửi mùi xe là mặt Vàng đã xanh lè, phần vì cái điện thoại của vợ chồng nhà đó cứ "ting ting" liên tục. Chị vợ mở điện thoại kiểm tra tin nhắn, giọng đầy hí hửng: "Mới sáng giờ mà tài khoản từ thiện đã về thêm gần trăm tỉ chồng ạ! Giờ qua xem mấy căn biệt thự, thương lượng giá, nếu ok thì mua chồng nhá?". Anh chồng gạt đi: "Mua luôn, tiền đang nhiều, bán bao nhiêu cũng chiều, sao phải thương lượng. Nhanh còn về sớm thịt chó ăn mừng!".

Vàng rùng mình: "Tưởng chúng mua mình về nuôi, hóa ra mua về thịt. Đến đồng loại của chúng mà chúng cũng nỡ ăn thịt. Khốn nạn thật!".

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
 

Fizz

Cú Đêm Member
Tham gia
17/8/21
Bài viết
349
Lượt thích
253
Điểm
63
Nơi ở
Runeterra
BÀ THỢ SĂN VÀ CON CHÓ SÓI

Cô bé quàng khăn đỏ hôm nay lại quàng một cái khăn xanh bước đi thật nhanh trên con đường nhỏ rợp cỏ xanh, li ti những nhành hoa đỏ, tay cô xách cái giỏ bánh mì mang qua cho ông ngoại.

Ông ngoại cô bé là một nhà từ thiện, ông chuyên vận động, kêu gọi đóng góp tiền, thức ăn cho những người khó khăn, hoạn nạn. Giỏ bánh mì này cũng là cô bé quàng khăn đỏ mang sang ủng hộ để ông làm từ thiện…

Đến nơi, cô bé quàng khăn đỏ bước vào, thấy ông đang nằm đó thở phì phò, cô bé hỏi: "Sao tóc ông lúc nào cũng dựng đứng thế?". Ông đáp: "Đầu bẩn, tóc nó bết vào đấy cháu!". Cô bé lại hỏi: "Sao giọng ông khàn khàn vậy?". Ông đáp: "Vì ông hát toàn gào thét nên thế". Cô bé lại hỏi: "Sao ông nằm cứ chổng mông lên vậy?". Ông đáp: "Đó là tư thế yêu thích của ông". Cô bé lại hỏi: "Sao mồm ông...", nhưng chưa nói xong câu thì ông ngoại đã gắt lên: "Sao mày hỏi lắm thế?".

Rồi con chó sói đội lốt ông ngoại ấy chồm tới định đớp cái giỏ bánh mì từ thiện trên tay cô bé, nhưng nó há mồm to quá, nên lỡ đớp luôn cả cô bé quàng khăn đỏ vào trong bụng…

Bà thợ săn nghĩa hiệp thấy thế mới xông vào bóp cổ con sói, rồi vừa mở livestream vừa nói: "Bà cho mày 1 tuần để nôn ra tất cả những tiền và hàng từ thiện mày đã đớp của dân nghèo. Bằng không, bà sẽ mổ bụng mày lôi ra bằng hết!".

Livestream của bà thợ săn có lượt view khủng khiếp cùng rất nhiều comment ngao ngán thở dài: "Giá sói cứ đớp từ từ, và đớp miếng nho nhỏ thôi, giống một số đồng loại khác ấy, thì đâu nên nỗi!".

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
 

Fizz

Cú Đêm Member
Tham gia
17/8/21
Bài viết
349
Lượt thích
253
Điểm
63
Nơi ở
Runeterra
QUẤT LÂM NGÀY TRỞ VỀ

Năm nhất đại học, tôi ở trọ cùng thằng Đát. Đát bị viêm xoang mãn tính, mũi lúc nào cũng khịt khịt, nên gọi là Đát “khịt”.

Tôi rất ngưỡng mộ Đát, bởi trong khi tôi chưa một lần nắm tay gái, thì Đát “khịt” đã mất trinh từ cuối cấp hai, dù là theo lời Đát, thì nó cũng chỉ là nạn nhân của một vụ cưỡng bức tình dục vô cùng khủng khiếp và tinh vi được thực hiện bởi chị hàng xóm - người nó luôn hết mực tin tưởng, kính trọng. Nó đã khóc, trăn trở và suy nghĩ rất nhiều về việc có nên báo công an không, nhưng cuối cùng, nó không dám, vì sợ lỡ báo rồi chị ấy phải đi tù, sẽ không còn ai cưỡng bức nó nữa: thế thì nó sẽ buồn chết mất!

Đát có con laptop khá nát dùng để học tiếng Anh online. Đát rất ham học tiếng Anh qua phim. Chẳng biết có phải do vốn từ còn hạn chế không mà Đát chỉ chọn những bộ phim có cốt truyện đơn giản, thậm chí không cốt truyện; bối cảnh cũng chẳng cầu kỳ - thường là trên giường, thi thoảng lên sofa hoặc ra ban công; trang phục cũng sơ sài, đôi khi không cần trang phục; lời thoại cực ít, chủ yếu là: Ầu zé! Come on bầy bê... thậm chí có phim diễn viên chả nói năng gì, từ đầu đến cuối chỉ rên ư ử…

Tất nhiên, mỗi lần Đát “khịt” học thì tôi cũng im thít ngồi cạnh học cùng. Hồi đó phim còn hiếm lắm, mà bọn tôi học lại chăm, nên chả mấy mà đống “tài liệu học tập” ít ỏi ấy đã bị chúng tôi cày xong, không những xong mà chúng tôi còn cày đi cày lại nhiều lần, đến nỗi mở một “tài liệu” bất kì lên, tôi chả cần nhìn, chỉ cần nghe tiếng “bạch bạch” cũng biết là phim gì, bao nhiêu diễn viên, mấy nữ, mấy nam, đen hay trắng… Chúng tôi khi đó hóng web ra phim mới cũng hệt như bà con bây giờ chờ xem phim truyền hình VFC vậy!

Hôm ấy là vào đúng cuối tháng, đói thối mồm, còn mỗi gói mì tôm, tôi và Đát ăn chung. Đang ăn thì thằng phòng bên cạnh dẫn bạn gái về, ôm theo một cái bánh sinh nhật - tôi đoán là sinh nhật thằng đó, nên bạn gái nó đến tận phòng tặng quà. Hai đứa nó vào phòng phát là đóng cửa cái “rầm”. Tường mỏng, mái thưa, nghe rõ cả tiếng khoá quần sột soạt, tiếng dây lưng leng keng… Đát quay sang bảo tôi: “Đang bóc quà đấy!”.

Hai thằng tôi mặt đần thối, mồm há ra, dãi bám theo sợi mì tôm nhỏ thòng lòng xuống cổ. Chúng tôi cố áp sát tai vào tường mà hóng: đã nghe âm thanh ọp oạp, ọp oạp như móc cua, tiếng chùn chụt, chùn chụt như lợn sề bú, rồi tiếng ử ư, ử ư như chó con phê sữa…

“Mày sao vậy?” - Đát hỏi bằng giọng ngỡ ngàng khi thấy tôi đột nhiên ngồi thụp xuống, mặt buồn rười rượi. Tôi đưa tay quệt dòng nước mắt đã chảy ra tự lúc nào, giọng nghẹn ngào: “Nay cũng là sinh nhật tao đấy Đát ơi! Người ta sinh nhật có bánh gato, có gái đến tận phòng tặng quà, cùng nhau thổi kèn, à nhầm, thổi nến, móc quà. Còn tao thì ngồi đây gặm mì tôm, chim bấy nhiêu năm vẫn chỉ dùng để đái. Tao tủi quá Đát ạ!”.

Đát lặng người, đăm chiêu một hồi, rồi nó vồ lấy con laptop, bảo tôi theo nó. Đát mang con laptop vào tiệm cầm đồ xong quay ra với một nắm tiền. Tôi còn chưa kịp mở mồm thì Đát đã lại phủ đầu: “Đừng hỏi gì! Cứ đi theo tao”.

Chúng tôi đi bộ ra đường Nguyễn Trãi, ngay dưới tuyến đường sắt trên cao đang thi công. Đát vẫy xe khách, tôi nhìn đầu xe ghi: Hà Nội - Quất Lâm: lúc ấy tôi mới hiểu được tấm lòng của thằng bạn thân…

Sau hơn 2 tiếng dập dềnh, xe khách rẽ vào con đường nhỏ gập ghềnh, một bên là sóng biển rì rào, một bên là những dãy lều san sát với những em gái ăn mặc hở hang tươi mát ngực to như cái bát. Tôi hít một hơi thật sâu để cảm nhận cái vị mặn mòi của biển, vị nồng nồng của phấn son, vị ngai ngái của bao cao su theo gió bay vào…

Chúng tôi xuống xe, háo hức tiến về phía cái quán lụp xụp có mấy em váy ngắn trông khá xinh xắn. Thế nhưng, sự háo hức của chúng tôi đã bị chị chủ quán phò tạt cho một gánh nước gạo, à nhầm, một gáo nước lạnh: “Nay có hội nghị cán bộ văn hoá, họ đặt trước hết rồi, lát họp xong là họ đồng loạt ra đá, nên phò đang cháy”. “Vậy bọn em đi quán khác” - Đát đáp tỉnh bơ, còn chị chủ quán phò cười khằng khặc: “Quán nào cũng vậy thôi, chị vừa check hệ thống rồi, cả khu còn đúng 1 em duy nhất, em này tuy mặt nhiều mụn, lại hoi nách, nhưng được cái rất chiều khách. Bọn em chịu khó lần lượt từng thằng vào, không thì “song kiếm giao hợp bích” cũng được, chả sao!”.

“Giá cả thế nào ạ?”. “Chín chục một shot. Hai đứa chị lấy trăm rưỡi”. Đát lè lưỡi: “Đắt vậy ạ? Em tưởng sáu chục thôi mà?”. “Sáu chục là ngày thường. Hôm nay cuối tuần, lại đang cháy phò vì có hội nghị cán bộ văn hoá, giá đó là rẻ rồi! Bọn em không chơi lập tức có người khác vào luôn”.

Đát mặt buồn buồn móc tiền ra đếm: được 2 trăm. Nó cất lại 1 trăm, bảo là tiền lát bắt xe về, vậy là chỉ còn đúng 1 trăm nữa! Giờ làm thế nào? Ai ăn ai đừng? Thấy tôi ngập ngừng, Đát bảo: “Nay sinh nhật mày, vả lại, tao cũng mất trinh rồi, đương nhiên là phải ưu tiên mày chứ! Vào đi! Phải đá thật hay đấy nhé! Đá luôn cả phần của tao nữa!”. Tôi mím môi, gật gật đầu, mặt cúi gằm, theo chân bà chị đi vào. Tôi không dám quay lại nhìn Đát, bởi nếu nhìn, chắc tôi không thể ngăn nổi những giọt lệ cảm động của mình đang dâng trong khoé mắt…

Chị chủ đưa tôi vào một căn phòng nhỏ, bảo tôi ngồi đợi, em phò đang đến rồi. Tôi hồi hộp ngồi xuống phía cuối giường, lòng nao nao, cồn cào. Tôi tranh thủ dọn dẹp lại phòng, gấp chăn chiếu gọn gàng, chỉnh lại sơ mi, thắt lưng, đóng thùng lịch sự, chuẩn bị đón phò. Đang hí húi cài lại cái cúc cổ sơ mi cho đứng đắn thì em phò mở cửa bước vào. Tôi chưa kịp chào thì em phò đã tụt váy xuống đến mắt cá chân, rồi tuột luôn cả sơ lít, xu chiêng treo trên móc, xong nhảy phóc lên giường nằm dạng háng, dim dim mắt nhìn tôi, tay em vẫy vẫy ý muốn bảo tôi lại gần…

Tôi vẫn để nguyên quần âu sơ mi đóng thùng vậy rồi mon men tiến lại. Người tôi nóng bừng, hít một hơi thật sâu nhìn em, rồi lấy hết can đảm, tôi cất giọng: “Anh nắm tay em được không?”. Em phò cười, gật đầu. Thế là tôi đã được nắm tay gái. Tôi lại hỏi: “Anh hôn em được không?”. Em phò cười, gật đầu: “Nhưng chỉ hôn lên má thôi nhé, không hôn lên môi”. Tôi hỏi lại: “Sao vậy? Có phải anh đã quá vội vàng?”. Em phò cười, lắc đầu: “Không, tại em vừa thổi kèn cho mấy khách, mồm chưa rửa”.

Dứt lời em phò chồm tới cởi phăng quần âu với áo sơ mi của tôi: chính cái hành động cởi đồ đầy khiêu khích của em ấy đã giúp cởi bỏ luôn sự nhút nhát tôi khoác lên mình nãy giờ. Tôi bừng tỉnh: Phải rồi! Chúng tôi phải mang laptop đi cắm, vật vờ xe khách hơn 2 tiếng đồng hồ, rồi thằng Đát phải ngậm ngùi ngồi ngoài kia đợi chờ, là để làm gì? Là vì cái gì?

Vậy là tôi vùng dậy, đẩy em phò nằm ngửa xuống, tôi bắt đầu thực hành những tuyệt kỹ theo đúng giáo án trong “tài liệu” mà bấy lâu tôi dày công ôn luyện. Hiệu quả thật tuyệt: em phò há hốc mồm ngỡ ngàng vì không ngờ một thanh niên quần âu sơ mi đóng thùng lịch sự như đi họp chi bộ bỗng nhiên biến thành một con sói hoang khát tình, một con cá kình khát gái. Mỗi lần tôi thi triển một tuyệt chiêu mới, em phò lại kêu oai oái. Mà rất lạ: em ấy kêu bằng tiếng Anh: Ầu zé! Come on bầy bê... hệt như trong những bộ phim mà tôi đã luyện…

Tôi ghé tai em, giọng tỉ tê: “Em cũng luyện tiếng Anh online qua phim hả? Sao kêu giống thế?”. Em phò lắc đầu: “Đâu, em kêu đâu?”. “Ủa thế ai kêu?” - Tôi ngạc nhiên nhìn quanh phòng, bỗng nghe tiếng thều thào lọt vào từ cái khe hở gần cửa sổ: “Tao kêu đấy!”. Tôi nhìn ra: là thằng Đát. Nó đã chuồn được ra phía sau và ngó vào xem tôi chiến đấu nãy giờ, còn vừa xem vừa rên cổ vũ tinh thần cho tôi nữa…

Hết năm nhất, tôi sang Nhật du học và ở lại làm việc luôn bên Nhật. Thấm thoắt đã hơn chục năm. Giờ, tôi đã là một doanh nhân thành đạt, tiền bạc không phải lăn tăn, có thể gọi một lúc cả chục em gái Nhật ngon lành cành hoa anh đào vào phục vụ mình. Tôi cũng đã chén đủ các loại gái ở khắp nơi trên thế giới, nhưng thực sự: chưa bao giờ tôi có được cái cảm giác phê như cái lần về Quất Lâm năm ấy!

Một người bạn của tôi từng nói: hắn đã nếm đủ sơn hào hải vị trên đời, nhưng chưa thứ gì ngon bằng củ khoai nấu cám lợn hồi nhỏ hắn đã ăn, và ăn ngay bên chuồng lợn. Có lẽ trường hợp của tôi cũng vậy, bởi cái ngon ở đây không chỉ là vị giác, mà còn là ký ức, là hoài niệm, là thanh xuân, là những tháng ngày hàn vi, cơ cực… Tôi thực sự muốn được có lại những ký ức ấy. Vậy là tôi gọi điện cho Đát, báo rằng tôi sẽ về Việt Nam để thực hiện cái ước mong mà bấy lâu tôi vẫn canh cánh trong lòng: đó là cùng Đát quay lại Quất Lâm, bao nguyên khu, gọi những em phò ngon nhất phục vụ hai thằng cho bõ!”.

Hơn chục năm mới gặp lại, tôi và Đát xúc động ôm nhau khóc rưng rức, rồi Đát gạt nước mắt, giọng háo hức: “Đi luôn nhé!” - vừa nói Đát vừa chỉ vào con Mercedes S600 của nó, ý muốn bảo tôi lên xe. Tôi lắc đầu: “Không! Tao muốn đi bằng xe khách!”.

Vậy là chúng tôi lại đi bộ ra đường Nguyễn Trãi, ngay dưới tuyến đường sắt trên cao. Đát vẫy xe khách, tôi nhìn đầu xe ghi: Hà Nội - Quất Lâm mà thấy lòng nghèn nghẹn, lâng lâng…

Sau hơn 1 tiếng vèo vèo - vì là giờ toàn cao tốc - xe khách rẽ vào con đường nhỏ, một bên là sóng biển rì rào, một bên là những máy xúc đang húc ầm ầm vào những dãy nhà tan nát: không còn nữa những em gái ăn mặc hở hang tươi mát ngực to như cái bát. Tôi hít một hơi thật sâu, nhưng chẳng thấy đâu cái vị mặn mòi của biển, vị nồng nồng của son phấn, vị ngai ngái của bao cao su theo gió bay vào, chỉ thấy mùi khói dầu khét lẹt quện trong đám bụi cát mịt mù…

Chúng tôi xuống xe, bàng hoàng, chết lặng. Đứng bên này trông sao nhớ tiếc. Sao xót xa như rụng bàn chân… giữa. Mỗi phát xúc như một nhát dao ngoáy vào tim người dâm khách tha phương trót nặng lòng với miền đất sướng…

Xe khách đưa chúng tôi trở về lại đường Nguyễn Trãi, ngay dưới tuyến đường sắt trên cao. Đát “khịt” ngửa mặt nhìn lên, giọng như nghẹn lại: “Cuộc đời thật trớ trêu thay! Thứ mình yêu quý, nhớ thương thì bị người ta phá bỏ, còn cái thứ làm mình ức chế, bực bội, thì lại cứ nằm chình ình ra đó mãi!”.

Tác giả: VÕ TÒNG ĐÁNH MÈO
 

Fizz

Cú Đêm Member
Tham gia
17/8/21
Bài viết
349
Lượt thích
253
Điểm
63
Nơi ở
Runeterra
CẬU CẢ NHÀ LƯU BỊ

Khổng Minh run run đưa con dao sắc lẹm lên gần cổ mình, bàn tay ngập ngừng chuẩn bị siết xuống thì bỗng có tiếng hét to: "Tiên sinh! Đừng làm vậy!". Khổng Minh quay lại, và nhận ra là Lưu Bị vừa cưỡi ngựa tới, đầu Lưu Bị quấn một cái khăn tang trắng, phía sau yên ngựa chở một xác người được bọc trong tấm chăn loang lổ máu, vẫn đang nhỏ xuống từng giọt tong tong...

"Chuyện gì vậy tiên sinh?" - nghe Lưu Bị hỏi, Khổng Minh buông con dao xuống, thở dài: "Dịch bệnh giãn cách, tiệm tóc đóng cửa, thần phải tự cầm dao cắt thôi. Thế còn chúa công?" - Khổng Minh hỏi rồi hoang mang nhìn lên cái khăn tang trên đầu Lưu Bị, xong lại nhìn xuống cái xác quấn trong tấm chăn đẫm máu...

Lưu Bị xuống ngựa, cười như nông dân được mùa: "Ta không có giấy đi đường. Nếu không thế này thì sao thông được chốt mà đến đây gặp tiên sinh?". "À! - Khổng Minh khẽ cười - vậy cái khăn tang là lý do ra đường trong trường hợp bị chốt kiểm tra; nếu khăn tang không được, thì cái chăn quấn xác nhỏ máu tong tong kia sẽ là cứu cánh với lý do: đưa người đi cấp cứu. Trường hợp xấu nhất là cán bộ chốt nghi ngờ rồi mở chăn ra kiểm tra, thì trong chăn sẽ là lợn - một mặt hàng thiết yếu. Đúng không chúa công?”.

Lưu Bị cười khùng khục: "Đúng là cái củ thục gì tiên sinh cũng đoán được thật!". Dứt lời Lưu Bị đạp cái chăn rơi "uỵch" xuống đất, rồi mở tung cái chăn ướt sũng, tanh ngắt mùi máu ấy ra: một con lợn sề to như con lợn nái mới được mổ xong còn tươi roi rói. Lưu Bị vừa cười vừa nói: "Nhưng có một điều chắc chắn tiên sinh không ngờ tới". Khổng Minh chưa kịp hỏi là điều gì, thì từ vết mổ phanh chỗ bụng con lợn sề: một cậu thanh niên lồm cồm bò ra...

"Chào tiên sinh đi con!" - nghe Lưu Bị nhắc, cậu thanh niên cúi đầu lễ phép: "Dạ! Cháu chào bác ạ!". Khổng Minh cười khà khà: "Chú thôi, ta kém tuổi bố cháu mà!". Cậu thanh niên ngại ngùng: "Dạ, tại râu chú dài quá, cháu tưởng hơn tuổi bố cháu". Khổng Minh lắc đầu: "Râu của mấy ông trong Tam Quốc cũng giống như lông của phò ở Quất Lâm, dài chưa hẳn đã già, ngắn không chắc đã non, con ạ!".

Vừa rót trà vào chén cho Lưu Bị, Khổng Minh vừa hỏi: "Chúa công chuẩn bị đánh chiếm "vùng đất cấm", việc binh bộn bề, sao vẫn có thời giờ qua chơi?". Lưu Bị cười: "Đang giãn cách, quân chỉ đánh online nên cũng nhàn! Với lại ta không qua chơi, mà có việc muốn nhờ tiên sinh tư vấn". Khổng Minh nhấp một hụm trà, phe phẩy cái quạt lông gà, giọng khề khà: "Thằng con chúa công vừa biết điểm thi đại học đúng không?". Lưu Bị gật đầu vẻ rầu rầu: "Điểm trung bình môn chỉ được 6 thôi tiên sinh ạ!". Khổng Minh chép miệng: "6 thì cũng gọi là khá, nhân 3 môn lên là 18 điểm. Đủ đỗ mấy trường hạng trung rồi!". Lưu Bị thở dài: "Không, cháu nó thi được mỗi môn đầu trót lọt thôi, hai môn sau chưa kịp thi thì bị bắt quả tang mang tài liệu, đình chỉ luôn. Và cái môn đầu ấy là môn nhân hệ số 2, chứ thực tế cháu nó được 3 điểm, giờ ta chẳng biết phải làm sao với nó nữa tiên sinh ơi!".

Khổng Minh lặng người, cạn lời mất một hồi, mãi mới mấp máy được môi: "Đại học không phải con đường duy nhất. Cháu nó có đam mê gì khác không?". "Có đấy - Lưu Bị đáp - trong thời gian giãn cách, cháu miệt mài lên mạng nghe các bài giảng đạo lý của thầy Huấn, xong lại chuyển qua kênh dạy xây của thầy Lộc fuho!". Khổng Minh lấy hơi, như định nói gì đó, nhưng rồi lại phẩy tay, kiểu như chán chả buồn nói, xong hỏi tiếp: "Thế cháu nó có năng khiếu nghệ thuật gì không?". Nhắc đến nghệ thuật, Lưu Bị hào hứng hẳn lên: "Nó có khiếu thổi kèn, lại mau nước mắt, hơi tí khóc nhè, nên ta cho nó đi thổi kèn đám ma. Đắt show lắm! Đám nào muốn được nó thổi thì phải đặt lịch trước cả tháng!".

Khổng Minh nghe thế thì hai con mắt rực sáng: "Đó! Hãy cho nó theo cái nghề đó! Lính của chúa công ra trận chết la liệt, mà chết thì phải làm đám, đám thì phải có kèn, nó khỏi lo thiếu việc? Nếu nó tài năng, sớm muộn cũng thành nghệ sĩ kèn đám ma nổi tiếng. Nổi tiếng rồi có thể giúp người, giúp đời, bằng cách kêu gọi từ thiện. Giờ lũ lụt, dịch bệnh triền miên, dân đói khổ rất nhiều. Làm cái nghề mà có thể giúp ích được cho người, cho đời, thử hỏi còn gì ý nghĩa và tuyệt vời hơn được nữa?".

Được những lời của Khổng Minh, bố con Lưu Bị như vén mây mù thấy trời xanh, chắp tay cảm ơn rồi bịn rịn cáo từ. Nhưng Lưu Bị vừa định nhảy lên ngựa thì Khổng Minh sực nhớ ra điều gì, bèn níu tay Lưu Bị lại: "Quên chưa hỏi: thằng con chúa công tên gì ấy nhỉ?". Lưu Bị cười hì hì: "Cháu nó là Lưu Manh". Khổng Minh sững người như bị sét đánh, cái quạt lông gà rơi khỏi tay, sà ngay xuống đất, mặt Khổng Minh tái mét, miệng lắp bắp: "Nếu đã là Lưu Manh thì bảo cháu đừng kêu gọi từ thiện nữa! Thất đức lắm chúa công ạ!".

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
 

Fizz

Cú Đêm Member
Tham gia
17/8/21
Bài viết
349
Lượt thích
253
Điểm
63
Nơi ở
Runeterra
TÂM NGUYỆN CỦA CỤ GĂM

Cụ Găm hàng xóm nhà tôi bị ung thư dương vật giai đoạn cuối, di căn đến cuống rồi. Trước đây, hai vợ chồng cụ sống rất hạnh phúc, nhưng từ khi cụ mắc bệnh, vợ cụ chán quá, đi cặp bồ với một cậu sinh viên, xong bỏ cụ ra ngoài thuê phòng sống thử cùng thằng đó. Con trai cụ là chú Bim cũng lại bị ung thư dương vật, vợ chú Bim cũng chán quá, dọn ra ở cùng với vợ cụ Găm và cậu sinh viên kia luôn. Từ đó, chú Bim ở vậy một mình chăm cụ Găm, sống cảnh gà trống nuôi bố.

Cụ Găm ngày càng yếu. Sáng nay, cụ gọi chú Bim lại, thều thào: “Chắc lát nữa là bố chết. Bố thèm ăn hàu sống. Trước không dám ăn, vì sợ ảnh hưởng đến cơ quan bị bệnh, nhưng giờ sắp chết, phải chén 1 bữa tẹt ga”. Chú Bim nghe tâm nguyện của bố vậy thì mặt thừ ra: “Hàu chỉ có siêu thị đầu phố mới bán. Mà ngay ngõ nhà mình có chốt kìa, ra phát là phạt vỡ mồm”. Cụ Găm đang hấp hối nghe vậy thì chồm dậy: “Mày tiếc 2 triệu tiền phạt hả? Cứ ứng ra, mai kia có tiền viếng, bố trả!”.

Tôi hiểu là chú Bim không tiếc tiền, vấn đề là dù có bị phạt thì họ vẫn không cho mình đi qua. Tôi bảo chú thử gọi ra siêu thị đầu phố hỏi xem người ta có ship không, vì nghe nói là shipper được phép hoạt động rồi. Chú Bim lập tức gọi luôn, siêu thị bảo hàu sống thì đầy, đang bơi tung tăng luôn, nhưng siêu thị có mỗi một shipper, trong khi khách còn nhiều người đang chờ, mà cậu shipper lại đang giận nhau với người yêu nên xin nghỉ buổi chiều để làm lành. Nếu làm lành thành công thì tối sẽ ship, còn không thì phải mai, hoặc kia, tuỳ thuộc vào việc bạn gái của cậu shipper là người giận dai hay là độ lượng.

Chú Bim nghe thế thì lấy điện thoại, gọi ship qua ứng dụng, nhưng chú gọi cả 5-6 hãng thì đều bị tắt hết. Tôi cười bảo: “Chỉ có shipper của các sàn thương mại điện tử và shipper của siêu thị, bưu chính mới được phép hoạt động thôi. Chứ mấy app giao hàng vẫn bị cấm ạ!”. Chú Bim ngao ngán: “Thế những lúc cần ship hàng gấp thế này thì phải làm sao?”.

Tôi nghĩ một lát rồi vỗ vai chú, bảo: “Đi theo cháu”. Tôi lấy xe máy, kêu chú Bim ngồi lên, và làm theo những lời tôi dặn, đảm bảo sẽ “thông” được chốt. Đúng như dự đoán, các anh dân phòng thấy xe tôi lập tức chặn lại. Chưa để các anh hỏi, tôi đã lên tiếng trước: “Em đưa người đi cấp cứu”. “Bị sao thế?” “Dạ, thượng mã phong ạ!”.

Ánh mắt dò xét đổ về phía chú Bim đang ngồi sau xe tôi: công nhận chú Bim diễn đạt: mặt tái nhợt, da xanh lét, mắt lờ đờ, hai tay ôm chặt bẹn, cũng chả biết chú vẩy nước từ lúc nào mà đũng quần chú lại còn hơi ươn ướt. Thực ra chú Bim từng bị thượng mã phong vài lần rồi, nên giờ, coi như chú chỉ hồi tưởng lại những gì đã xảy ra, chứ không có gì quá khó khăn cả…

Mấy anh dân phòng không chút nghi ngờ, vẫy gậy cho qua. Bằng cách ấy, tôi và chú Bim đã thông… qua mấy chốt và lấy được chân kinh, à nhầm, lấy được hàu sống mang về…

Cầm túi hàu sống tươi rói, tanh ngòm, chú Bim hí hửng chạy đến bên giường bố, giọng sung sướng: “Con mua được hàu về đây rồi! Bố thích ăn tái chanh hay chấm xì dầu mù tạt?”. Vừa hỏi, chú Bim vừa cầm vai cụ Găm mà lắc, nhưng cụ Găm vẫn nằm bất động, mắt trợn ngược: cụ không thể đạt được tâm nguyện cuối cùng là được ăn một bữa hàu đã đời, bởi trong lúc chờ đợi tôi và chú Bim đi mua hàu, do tuổi cao sức yếu, cụ đã trút hơi thở cuối cùng… Chú Bim lắc mạnh quá, một mẩu giấy nhỏ từ tay cụ Găm rơi ra. Tôi nhặt lên, trong mẩu giấy có ghi mấy từ nguệch ngoạc: “Đem nướng mỡ hành cho bố!”.

Chú Bim làm đúng theo di nguyện của bố mình: mang hàu đi nướng mỡ hành. Nhưng người ăn không phải cụ Găm, mà lại là tôi và chú - tất nhiên sau khi đã thắp hương trên bàn thờ cụ. Vừa ăn hàu, chú Bim vừa trầm tư. Tôi hỏi: “Chú nhớ bố à?”. Chú lắc đầu: “Không! Bố chú bệnh tật vậy, đi sớm cũng coi như là giải thoát”. “Thế chú trầm ngâm điều gì?” - Nghe tôi hỏi, chú Bim xúc một con hàu cho vào mồm nhai nhồm nhoàm, đáp: “Chú chỉ thắc mắc: Tại sao shipper của các sàn thương mại điện tử và siêu thị thì được phép hoạt động, còn shipper công nghệ thì lại không? Nhu cầu ship hàng lớn vô cùng, trong khi lực lượng shipper của siêu thị lại mỏng. Giá mà các ứng dụng giao hàng được phép hoạt động, người mua sẽ đỡ phải đi ra ngoài. Và bố chú, hẳn đã được ăn hàu trước khi ông nhắm mắt…”.
 

Thành viên trực tuyến

shape1
shape2
shape3
shape4
shape7
shape8
Top